Những điều cần biết trong ngày Tết
Bàn thờ ngày Tết
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng mang tính luân lý của người Việt Nam, thể hiện niềm tin huyết thống trong mỗi gia đình. Chăm chút bàn thờ, dâng lên những quà tết cũng là cách để con cháu thể hiện niềm tôn kính và tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, nhất là trong những ngày Tết.
Đọc thêm về Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết của các vùng miền
Bày biện bàn thờ
Bàn thờ là nơi ngự vị của ông bà, tổ tiên nên luôn được đặt ở vị trí trang trọng và trên cao. Dụng cụ vệ sinh bàn thờ như chổi, khăn lau luôn được dung riêng. Nước lau bàn thờ thường được lấy từ nguồn nước sạch sẽ. Trên bàn thờ, lưu hương được đặt ở giữa, hai bên là hai chân đèn tượng chưng cho mặt trời, mặt trăng. Ngày 30 tết, việc bày biện bàn thờ phải hoàn tất. Trên bàn thờ thường có cặp dưa hấu, cặp bánh chưng, hay bánh tép và các loại bánh mứt Tết. Việc thắp sáng cho bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu từ ngày 30 và duy trì ít nhất đến ngày mùng 3.
Mâm ngũ quả
Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình không thể thiếu mâm ngũ quả. Tục lệ trưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam ảnh hưởng bởi tư tưởng ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Mâm ngũ quả là mâm trái cây có 5 loại quả với các màu sắc khác nhau. Tùy theo phong tục tập quán và quan niệm, mỗi vùng có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng nhưng thông thường đều có cầu – dừa – đủ - xoài – thơm. Ngoài ra có nhà còn chưng thêm trái sung để cầu sung túc.
Hoa trên bàn thờ
Ngày Tết, trên bàn thờ người ta thường chưng hoa vạn thọ để cầu sức khỏe, sống thọ và do hoa có mùi thơm dễ chịu. Có người thì chưng hoa sống đời hoặc hoa Lan là những loài hoa để được lâu ngày.
Cúng kiến ngày Tết
Cúng giao thừa
Cúng giao thừa còn gọi là lễ trừ tịch. Theo tục lệ cổ truyền thì “giao thừa” được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính của mỗi nhà. Mâm lễ được sắp bầy với long thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản năm mới. Theo tương truyền, lễ cúng giao thừa mang ý nghĩa dẹp bỏ những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Cúng ông bà
Ngày cuối cùng của năm, mọi gia đình sẽ làm lễ rước ông bà về vui Tết với con cháu và chuẩn bị cho năm mới tốt đẹp hơn. Ngay sau lễ cúng rước tổ tiên về xem như ông bà đã hiện diện trong nhà, trên bàn thờ lúc nào cũng phải có chà, nước, đèn nhang trong suốt ba ngày Tết. Việc cúng ông bà, tổ tiên trong mấy ngày Tết thể hiện hiếu đạo của con cháu, đồng thời cũng có ý nghĩa cầu mong tổ tiên phù hộ con cháu được bình an, phát đạt suốt năm. Chiều ngày mùng 3 Tết, một mâm cơm thịnh soạn khác được bày biện để tiễn đưa ông bà, tổ tiên đi.
Tục lệ ngày Tết
Xông nhà (xông đất)
Theo truyền thống người Việt, mùng 1 Tết người khách đầu tiên bước chân vào nhà gọi là xông nhà. Xông nhà vào mùng 1 Tết là việc hết sức trọng đại. Nhiều người tin rằng người xông nhà, giờ xông nhà có liên quan đến vận hên, xui cho gia chủ năm đó… Các cụ ngày xưa vẫn hay chọn người xông nhà, người này phải có tuổi không xung tuổi với năm đó, không xung tuổi với chủ nhà. Các cụ cũng chọn những người gia cảnh song toàn, con cháu đông đúc, hòa thuận và làm ăn thịnh vượng. Phong tục cũ vẫn có lệ “hẹn trước” để mời đến xông nhà. Người Nam Bộ còn chọn người có tên đẹp như Phước , Lộc, Thọ, Tài, Lợi đến xông nhà để cả năm được thuận lợi, may mắn. Vì vậy người ta kiêng đến chúc Tết vào sáng mùng 1, nếu không được mời xông nhà từ trước.
Hái lộc
Người Việt có tục đi hái lộc mỗi khi Tết đến đặc biệt là vào đêm giao thừa. Mọi người quan niệm đó là lộc của trời ban cho trong năm mới. Hái lộc gắn với một truyền thuyết xa xưa với ý nghĩa cầu mong một năm yên ấm, tài lộc dồi dào. Trước đây lộc thường là một cành cây bởi người hái lộc cầu mong sự sống mạnh khỏe, dẻo dai và có ích như loài cây. Hiện nay, lộc đã phong phú, đa dạng hơn. Lộc có thể là một phong bao nhỏ chứa câu chúc may mắn, một chậu hoa, một cây mía… được bán ven cổng chùa. Lộc được đem về nhà và để ở nơi trang trọng trên bàn thờ.
Đốt tiền vàng
Tục lệ đốt vàng mã có từ nhiều đời nay đã bén rễ vào tâm thức của người Việt. Vàng mã thường là giấy vàng, giấy bạc, vàng thoi… Người ta tin rằng nếu đốt các đồ vàng mã này đi thì người ở thế giới bên kia mới nhận được những lễ vật của mình dâng cúng. Nhiều tài liệu ghi rằng tục lệ đốt vàng mã bắt đầu từ Trung Quốc. Năm 738 vua Đường Huyền Tông ra sắc dụ dùng tiền giấy thay cho tiền thật trong việc cúng tế cầu siêu để tiết kiệm và đối phó với kẻ chuyên đào chộm mộ. Tiếp đến đời Ngũ Đại, người ta cúng thêm quần áo, mũ và đồ dùng bằng giấy. Việc sử dụng vàng mã du nhập vào Việt Nam ảnh hưởng bởi tục lệ này của Trung Quốc.
(Sưu tầm từ các tài liệu về phong tục cổ truyền Việt Nam)
Liên hệ HOTLINE 0901.055.599 (Ms.Trâm) để được tư vấn quà tết giá sỉ
Email: quatangtetynghia@gmail.com
KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG
Xem thêm